Cao độ 0

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cao độ 0 hay mốc 0. Để đo độ cao, cũng như độ nông sâu, thường có 1 quy chuẩn về mốc Cao độ 0, mốc này được đo đạc dựa vào mực nước biển. Mức nước biển ở mọi nơi đều thay đổi lên xuống liên tục nên Cao độ 0 chỉ là một chỉ số đo lường trung bình tương đối được tính toán tại thời điểm mặt biển ở trạng thái yên tĩnh, lặng gió. Mặt cầu nối các cao độ 0 tưởng tượng này được gọi là Mặt thủy chuẩn làm cơ sở quy chuẩn, xác lập hệ cao độ của một vùng (hoặc quốc gia).

Cao độ 0 tương ứng với độ cao 0 mét so với mực nước biển.

Tiêu chuẩn Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam trước năm 1975 có 2 mốc 0 gồm một - nằm ở đảo Hòn Dáu, Hải Phòng, và một - ở Mũi Nai, Hà Tiên, Kiên Giang. Sau năm 1975 thì đã thống nhất mốc Hòn Dấu là mốc 0 quốc gia duy nhất cho tiêu chuẩn Việt Nam.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ theo loạt bài viết "Tính toán quy độ sâu hải đồ về cao độ quốc gia" do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hiển, Trần Quang Tiến, Phan Thanh Tùng, Bùi Đức Sơn, Nguyễn Thị Thanh của Viện Khí tượng Thủy văn và Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn biển hợp tác ([1][liên kết hỏng])